Mục tiêu chung của dự án nghiên cứu này là đi sâu và hệ thống hóa công việc nghiên cứu tôn giáo Đông Á, truyền bá các tài liệu văn bản và hình ảnh được bảo tồn tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam để đẩy mạnh nghiên cứu tôn giáo Đông Á. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, chúng tôi sẽ tập trung các học giả quốc tế và học sinh đến từ các nước để cùng nhau tiến hành nghiên cứu theo chủ đề, khảo sát những địa điểm sinh hoạt tôn giáo cũng như những nơi truyền bá và lưu giữ yếu tố tôn giáo quan trọng, đồng thời tổ chức hội thảo quốc tế. Như chúng ta đã biết, rất nhiều kinh sách cổ điển của các tôn giáo Đông Á được viết bằng chữ Hán, cho đến hiện nay nó vẫn còn phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với vấn đề này, một mặt, chúng tôi sẽ đánh giá những thành quả nghiên cứu về nhân chủng học và xã hội học đối với các tôn giáo hiện đang hoạt động ở khu vực Đông Á, mặt khác, quan trọng hơn, chúng tôi sẽ dồn sức nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và quảng bá của kiến thức tôn giáo trong khoảng thời gian lâu dài.

Mục tiêu chính của chúng tôi là xây dựng nên một nền tảng giao lưu để mọi người có thể hợp tác sử dụng và phân tích các tài liệu văn bản và hình ảnh trong và ngoài phạm vi lưu trữ. Những tài liệu đó không những là một chỉnh thể không thể chia cắt đối với các tín đồ tôn giáo ở vùng Đông Á thời cổ, mà hiện tại ở Đông Á và hải ngoại, trong các cộng đồng người Hoa, người Nhật Bản, người Triều Tiên và người Việt Nam, nó vẫn được học tập và đưa vào thực tiễn. Muốn sử dụng, ghi chép và giải thích những tài liệu đã nêu ở trên, cần có sự hợp tác cũng như sự sẻ chia nguồn tri thức và dữ liệu giữa các cơ sở nghiên cứu và các học giả khắp nơi trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi một hệ thống thiết bị đáng tin cậy để lưu trữ và truyền bá trực tuyến các thành quả nghiên cứu của chúng tôi. Dự án nghiên cứu này sẽ tạo ra và cho công bố nhiều sáng kiến mới, dự kiến sẽ làm thay đổi tận gốc những hiểu biết cũ về tôn giáo Á Đông, và làm thay đổi cách thức tiếp cận tôn giáo của chúng tôi.

Ba đề tài nghiên cứu trụ cột của dự án:

  1. Mối liên kết giữa sự cách tân của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự kỹ thuật giao lưu với sự tu hành và tín ngưỡng tôn giáo.
  2. Vấn đề phân biệt những kinh điển và kinh thư ngụy tạo của các văn bản tôn giáo cụ thể cũng như những ảnh hưởng rộng rãi của kinh điển.
  3. Quan hệ giữa tài liệu văn bản với hình ảnh, và sự phân chia và định nghĩa đối với các tài liệu đó trong thực tiễn tu hành.

Vấn đề xác lập ranh giới và vượt khỏi ranh giới chính đã xuyên suốt ba lĩnh vực nghiên cứu nói trên. Ví dụ, sự hình thành của kinh điển tôn giáo đã vạch ra ranh giới giữa các văn bản kinh thư “chân chính” – có uy tín – với với các văn bản kinh thư chưa được chấp nhận rộng rãi, không những thế, mà quá trình hình thành này còn duy trì thậm chí làm lu mờ đi đường ranh giới ấy. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ như kỹ thuật in ấn đã tạo điều kiện cho người dân tiếp thu kiến thức tôn giáo một cách vừa thuận tiện mà lại vừa rẻ tiền hơn, phá vỡ rào cản giữa các cộng đồng tín đồ bản địa. Việc phân loại các đồ vật ra thành hai loại văn bản và hình ảnh, phần nào cũng sẽ giúp chúng tôi quyết định phương pháp phân tích và nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng.

Ba đề tài nghiên cứu nói trên sẽ được thực hiện do năm nhóm nghiên cứu (Tất cả có 15 nhóm).