Cùng với sự gia tăng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của khu vực Đông Á, việc tăng cường hiểu biết về nền văn hóa và tôn giáo khu vực này đang trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Là phương tiện truyền đạt của nhiều lớp ý nghĩa về cách thức trừ tà và linh vật sùng bái, tài liệu văn bản đóng vài trò then chốt trong các lĩnh vực tôn giáo, chính trị, nghệ thuật và khoa học ở khu vực Đông Á. Nhờ việc khám phá các tài liệu văn bản và đồ thủ công, cũng như sự phát triển của nghiên cứu nhân chủng học, trong 10 năm qua, sự hiểu biết của giới nghiên cứu học thuật đối với lịch sử Đông Á, các hiện tượng tôn giáo và loại hình sinh hoạt tôn giáo trong đương đại ngày càng được sâu rộng và phong phú thêm. Tuy nhiên, đa số các công tác nghiên cứu thuộc về lĩnh vực này vẫn chỉ bó hẹp trong trong quy mô từng quốc gia nhỏ lẻ, các lĩnh vực khoa học, trường phái khác nhau cũng như các quốc gia trên thế giới chỉ làm phần việc mình mà không có sự kết nối, liên kết với nhau, và những kết quả nghiên cứu mới không được chia sẻ và quảng bá trong phạm vi rộng lớn. Mối liên quan lịch sử giữa các khu vực và thời đại khác nhau vẫn còn mơ hồ. Dự án nghiên cứu này sẽ xóa bỏ hàng rào chồng chất kể trên bằng cách tập hợp lại các nguồn tài liệu mà chưa được chia sẻ, kết nối lại những học giả trước kia chưa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhau. Qua đó, xây dựng nên một mạng lưới nghiên cứu quốc tế giúp chúng ta có thể thu thập, ghi chép, và phân tích tài liệu một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ thu thập những văn bản và tài liệu liên quan, và sẽ chia sẻ qua Kho dữ liệu công khai của trường UBS và viện bảo tàng để tiện cho công chúng sử dụng. Chúng tôi sẽ tổ chức các hội thảo khoa học và triển lãm lưu động trên cơ sỏ dữ liệu đó. Tất cả những cuộc hoạt động khoa học đó sẽ góp phần làm cho trường UBS phát huy vai trò đầu tàu trong việc nghiên cứu tôn giáo và văn hóa Đông Á.
Dự án này sẽ nghiên cứu các vấn đề như: tác động của sự tiến bộ của khoa học công nghệ trên phương tiện truyền thông đến tôn giáo và ngược lại, cũng như tác động đến tính chính thống, tính kinh điển và sự hình thành luật lệ tôn giáo. Những vấn đề chính tắc đã tồn tại trong các tôn giáo và truyền thống của các nước khác nhau trên thế giới từ rất lâu, cho nên nó mang tính phổ biến cao. Cách thức tương tác giữa các loại hình văn bản tôn giáo cũng như giữa những kinh điển với đồ thủ công cũng mang ý nghĩa phổ biến. Nghiên cứu các vấn đề nói trên thông qua phương pháp luận mang tính sáng tạo, các nhà nghiên cứu hi vọng đặt được thành quả đáng kể, đủ để khuyến khích các học giả trong và ngoài lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo Đông Átiến hành công tác nghiên cứu của mình bằng chính tắc mới mẻ nhất.
Nền tảng của dự án này là mô hình nghiên cứu và đào tạo đầy thử thách để thích ứng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và cách thức thao tác trong tương lai. Mục tiêu của chúng tôi chủ yếu là thúc đẩy sự hợp tác lẫn nhau giữa các trung tâm nghiên cứu, tập hợp những thành quả nghiên cứu văn bản kết hợp với khảo sát điền dã, cũng như những thành quả nghiên cứu mang tính sáng tạo và những tài liệu tổng hợp. Một trong những thành quả có thể dự kiến chính là tạo khuôn mẫu cho nghiên cứu khoa học trong tương lai. Dự án này chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi hi vọng thông qua hướng đi mới để vượt qua thử thách, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu khác cũng đang tiến hành công việc nghiên cứu phức tập như chúng tôi. Dự án nghiên cứu này sẽ không những góp phần thúc đẩy Ca-na-đa vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và giao lưu học thuật, mà còn xúc tiến sự hợp tác giao lưu văn hóa trong và ngoài lĩnh vực.
Dự án nghiên cứu xuyên quốc gia, đa lĩnh vực này đã nhận được tài trợ 2,5 triệu C$ (khoảng 43,5 tỷ VND) của Quỹ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Ca-na-đa và hỗ trợ đồng bộ có trị giá 11 triệu C$ (khoảng 190,4 tỷ VND) do trường Đại học British Columbia Ca-na-đa(UBC) và hơn 20 cơ quan hợp tác ở Ca-na-đa và các nước trên thế giới cung cấp.